Khi nhắc về đức Phật Di Lặc, có lẽ đại đa số chúng ta đều liên tưởng đến hình tượng một ông Phật với dáng ngồi phanh ngực, bụng to, mập và miệng lúc nào cũng cười toe toét thể hiện niềm hạnh phúc, phúc hậu. Có khi, ta lại nhìn thấy những bức tượng hoặc tranh có 5 đứa trẻ bên cạnh Ngài. Đứa thì kéo tai, đứa thì kéo miệng,.. Và ta thường thấy hình ảnh này nhất ở trên những phong bao lì xì ngày Tết. Vậy, để hiểu hơn về Phật Di Lặc là ai? Sự tích Phật Di Lặc, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Phật Di Lặc là ai?
Phật Di Lặc (Trong tiếng Phạn là Maitreya; trong tiếng Pali là Metteyya, có nghĩa là “tình yêu thương” hay “sự thân thiện”), được xem là vị Phật thứ 5 trong Ngũ Phật, kế thừa Đức Phật Thích ca Mâu Ni và cũng là vị Phật cuối cùng sẽ xuống Trái Đất khoảng 30.000 năm nữa. Di Lặc là vị bồ tát đã được giác ngộ hoàn toàn, chứng ngộ thành Phật, giảng dạy giáo lý của Phật Pháp và giáo hóa chúng sinh trên trái đất.
Hình ảnh Phật Di Lặc với khuôn mặt luôn nở nụ cười, là biểu tượng tuyệt đối cho niềm vui và hạnh phúc. Nên nhiều Phật tử gọi Ngài là “Phật Cười”. Nụ cười của Ngài lan tỏa, hóa giải mọi ưu tư, muộn phiền, áp lực trong cuộc sống và xóa bỏ hận thù. Người theo đạo Phật còn tin rằng, Phật Di Lặc ở đâu thì hạnh phúc, bình an và may mắn sẽ được xuất hiện ở đó. Chính vì thế, Phật Di Lặc có ý nghĩa lớn trong phong thủy của người Á Đông.
Lời tiên tri về sự xuất hiện của vị Phật cuối cùng – Phật Di Lặc trên trái đất xuất hiện trong tất cả các giáo lý kinh điển của trường phái Phật Giáo. Điều này được tất cả Phật tử chúng sinh đều chấp nhận và coi đó như là một lời tuyên bố trước về một sự kiện sẽ diễn ra trong tương lai. Khi mà Phật pháp sẽ bị lãng quên trên cõi Diêm Phù đề, thì Phật Di Lặc sẽ xuất hiện, giáo hóa chúng sinh, tương tự như những vị Phật khác đã làm trong quá khứ.
Sự Tích về Phật Di Lặc
Đức Phật Di Lặc với tên của Ngài là A Đạt Đa. Theo như ghi chép trong “Kinh Phật Di Lặc”, “Ngài có xuất xứ từ dòng dõi quý tộc, sinh ở Nam Thiên Trúc, thôn Kiếp Ba Lợi, Ba Lợi Thiên Ba La Môn. Ngài là đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã có di ngôn rằng “Vài triệu năm sau, Di Lặc sẽ kế tục Đức Phật Thích Ca mà cai quản thế giới”. Khi mà giáo lý Phật pháp bị lãng quên trên thế giới này, khi mà chúng sinh sẽ phải chịu nhiều đau khổ bất hạnh, Đức Phật Di Lặc sẽ động lòng từ bi sẽ xuống trần gian với hiện thân là một vị đại sư thân tướng trang nghiêm tốt đẹp, dạy chúng sinh về nhân, nghĩa, ái.
Theo lời của Đức Phật Thích Ca Mâu ni được ghi chép lại “Ngày mùng một tháng Giêng là ngày thánh đản Đức Di Lặc và sau này, Ngài sẽ là người giáo hóa ở Hội Long Hoa. Chính vì vậy, vào ngày mùng 1 Tết, các Phật tử thường đi viếng cảnh chùa, thắp nhang, xin lộc cầu cho gia đình bình an. Còn các Chùa thì hay treo câu chúc “Mừng Xuân Di Lặc…”. Câu niệm của Ngài thường là “Nam mô Di Lặc tôn phật” hay “Nam mô Đại Từ Di Lặc Bồ tát”
Trong Kinh Di Lặc Hạ Sinh có nói về tương lai của Đức Phật Di Lặc rằng “Hiện nay, Phật Di Lặc là một trong bốn Bổn Xứ Bồ tát đang ngự ở nội viện cung trời Đâu Suất, chờ đến khi trần thế này kết thúc kiếp giảm thứ chín, bước sang kiếp tăng thứ mười. Lúc đó, Đức Di Lặc sẽ hóa thân xuống cõi trần trong nhà của một vị Bà La Môn tên là Tu Phạm Na. Lớn lên, Ngài sẽ xuất gia tu hành, đến núi Kê Túc để nhận lãnh Y Bát của Đức Phật, rồi Ngài đến ngồi dưới gốc cây Hoa Long trừ sạch vô minh bằng Kim Cang, chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề. Sau đó, Ngài bắt đầu thuyết pháp dưới cây Long Hoa, tại giảng đường Hoa Lâm. Ngài thuyết pháp trong sáu vạn năm và hóa độ được cho vô số chúng sinh tu hành thoát khổ.
Trong thời gian chờ đợi đến hội Long Hoa, Đức Phật Di Lặc đã phân thân đến nhiều quốc độ khác nhau để giáo hóa chúng sinh. Trong Kinh Phật Di Lặc có viết “Bồ tát dĩ lợi sinh vi bổn hoài”, nghĩa là Bồ tát lấy việc làm lợi ích cho chúng sinh làm bổn phận và trách nhiệm của chính mình.
Danh hiệu Di Lặc có nghĩa là Từ Thị (Từ bi). Tại phương Tây, người ta hay gọi Ngài là Future Buddha (Đức Phật Tương Lai) hoặc Smile Buddha (Đức Phật vui tươi). Phật Di Lặc tu tập hạnh Từ bi tam muội, nên Ngài tượng trưng cho tình yêu thương trong lành, rộng lớn, ban phát ơn cứu độ mọi người.
Gợi ý: Xem thêm 1 số Mẫu Tượng Phật Di Lạc đẹp đang có mặt tại Mộc Thiên Tân
Ý nghĩa của Phật Di Lặc Trong Phong Thủy
Trong phong thủy, Phật Di Lặc hay Phật Cười chính là biểu tượng tuyệt đối của sự hạnh phúc. Hình ảnh Phật Di Lặc với nụ cười khoan khoái trên môi giúp hóa giải những giận dữ, áp lực, buồn phiền hay căng thẳng của con người trong cuộc sống. Ngài cũng là biểu tượng của sự hài hòa và niềm vui vô tư lự. Người ta có niềm tin rằng, nụ cười tự tâm của Phật Di lặc có sức lay chuyển và lan truyền. Phật Di Lặc ở đâu, thì hạnh phúc sẽ ở đó. Chỉ cần nhìn ngắm gương mặt của Ngài cũng có thể giảm đi ưu tư buồn phiền và cảm thấy vui lên. Nhiều người cũng có thói quen xoa bụng Phật để cầu mong sự may mắn và tốt lành.
Phật Di Lặc còn biểu tượng cho sự thịnh vượng trong phong thủy. Ta hay bắt gặp tượng Phật Di Lặc gắn với các biểu tượng giàu sang như tiền vàng, đồng tiền, túi vải hoặc cây gậy Như Ý là biểu tượng của sự quyền lực.
Phật Di Lặc biểu tượng cho sức khỏe và sự trường thọ với hình ảnh chiếc hồ lô mang theo bên mình. Cũng là biểu tượng cho tinh thần nghị lực, kiên cường, quyết tâm qua hình ảnh Phật Di Lặc ngồi dưới gốc cây Tùng.
Ý nghĩa các hình dáng của tượng Đức Phật Di Lặc
Không chỉ là hình tượng một ông Phật với dáng người mập, bụng tròn, miệng cười hạnh phúc. Ngày nay, những nhà điêu khắc tượng phong thủy còn thiết kế tượng Phật Di Lặc thông qua các hình hài và tư thế khác nhau để phù hợp với phong thủy của từng người. Một số những mẫu tượng được ưa chuộng nhất là: Tượng Di Lặc Ngũ Phúc, Tượng Di Lặc ngồi gốc cây tùng, tượng Di Lặc ngồi gốc đào hoặc cầm cây đào, tượng Di Lặc vác cây gậy như ý, Tượng Di Lặc cầm tiền vàng,… Mỗi hình dáng tượng mang đến những ý nghĩa phong thủy khác nhau.
Tượng Di Lặc Ngũ Phúc
Tượng gỗ Di Lặc Ngũ Phúc là hình ảnh 5 hoặc 6 đứa con nít đang quây quần xung quanh Phật Di Lặc đại diện cho Ngũ Căn (Mắt, mũi, tai, lưỡi, thân). Mỗi đứa trẻ lại có những hành động khác nhau. Đứa thì kéo tai, đứa thì nghịch mắt,… Còn hình ảnh Đức Phật Di Lặc thì luôn tươi cười mặc cho bọn trẻ nô đùa. Đây là tượng trưng cho sự bình yên, tự tại. Điều này ứng với lời Phật dạy, khi Ngũ căn tiếp xúc với bên ngoài gây ra sự buồn phiền, giận dữ,.. giống như những đám mây đen che lấp mặt trời trí tuệ của con người.
Chính vì vậy, đặt tượng Di Lặc Ngũ Phúc trong nhà mang đến ý nghĩa sum vầy, hạnh phúc, cầu mong có thành viên mới. Đồng thời, là lời nhắc nhở sâu sắc đến cho các thành viên trong gia đình luôn phải giữ tinh thần lạc quan, bình thản, an yên,..
Tượng Di Lặc ngồi gốc đào hoặc cầm cành đào
Hình ảnh quả đào tiên đại diện cho sự “Trường sinh bất tử”. Đặt một bức tượng Di Lặc ngồi gốc đào hoặc cầm cành đào thể hiện ý nghĩa mang lại nhiều sức khỏe, tuổi thọ lâu dài cho gia đình. Cành đào còn mang ý nghĩa phong thủy là trấn áp tà khí, xua đuổi quỷ dữ và thu hút vượng khí cho gia đình.
Hơn thế nữa, tượng Phật Di Lặc ngồi dưới gốc đào với nụ cười hoan hỷ với ý nghĩa đem niềm vui, tiếng cười vào cuộc đời, vào trong mỗi gia đình.
Tượng Đức Phật Di Lặc ngồi dưới gốc cây Tùng
Cây Tùng là một trong 4 cây quý theo quan niệm của văn hóa dân gian Việt Nam “Tùng – Cúc – Trúc – Mai”. Cây tùng đại diện cho mùa xuân, đại diện cho sự sinh sôi nảy nở, với sức sống mãnh liệt, chống chọi với thời tiết.
Tượng Di Lặc ngồi dưới gốc cây Tùng với ý nghĩa con người có sức sống mãnh liệt, không bao giờ được khuất phục, đầu hàng trước khó khăn, số phận. Ngoài ra, còn mong tránh được bệnh tật, tai ương, mong có một sức khỏe dồi dào, làm ăn thuận lợi.
Tượng Di Lặc với dây tiền vàng
Những người kinh doanh thường ưa chuộng mẫu tượng Di Lặc với dây tiền vàng. Mẫu tượng này với ý nghĩa phong thủy cầu mong một cuộc sống giàu sang, thịnh vượng, làm ăn phát đạt.
Tượng Di Lặc vác cây gậy như ý
Gậy như ý với biểu tượng của sự quyền lực tối cao. Vì vậy, tượng Di Lặc vác cây gậy như ý thường được những người có địa vị lựa chọn để đặt bức tượng này nơi làm việc, cầu mong sự phát triển đi lên, thuận buồm xuôi gió.
Cách bài trí tượng Phật Di Lặc sao cho hợp phong thủy
Đặt tượng Đức Phật Di Lặc đối diện với cửa chính
Các chuyên gia phong thủy khuyên rằng nên đặt tượng Phật Di Lặc đối diện với cửa chính ở độ cao trên 1m so với mặt đất. Đây được coi là vị trí lý tưởng nhất giúp cho Phật Di Lặc độ năng lượng tốt khi vào nhà. Nếu không có vị trí như trên, thì hãy bày tượng ở trên bàn cạnh tường hoặc ở góc xa nhất của phòng và đối diện với cửa chính.
Đặt tượng Phật theo các cung theo mong muốn
Đặt tượng hoặc tranh Phật Di Lặc ở cung Đông của phòng khách hoặc ngôi nhà để tạo sự bình yên cho gia đình, hóa giải mọi rắc rối, cãi cọ.
Đặt tượng ở cung Sinh Khí của gia chủ để tăng vận may, thành công, sức khỏe
Bày tượng Đức Phật Di Lặc ở cung Đông Nam của ngôi nhà, phòng tiếp khách để giúp tăng thêm vận may, tài lộc
Bạn cũng có thể đặt tượng ở nơi trang nghiêm nhất trên ô tô để giúp giảm bớt lo âu, tránh tai nạn đáng tiếc.
Bày tượng ở phòng làm việc để giúp công việc đạt hiệu quả, tránh lời qua tiếng lại với đồng nghiệp, giúp cho tinh thần minh mẫn, giảm căng thẳng.
Chú ý, không bày tượng Phật Di Lặc trong phòng ngủ, phòng bếp hoặc phòng tắm,..
Xem thêm một số Mẫu TƯỢNG PHẬT DI LẶC ĐẸP TRẤN TRẠCH TẠI ĐÂY
Kết luận
Trên đây là những kiến thức về Phật Di Lặc là ai? Sự tích về Phật Di Lặc và ý nghĩa phong thủy của tượng Phật Di Lặc trong đời sống. Hình ảnh Phật Di Lặc rất có ý nghĩa đối với chúng ta, là biểu tượng của niềm vui, hạnh phúc. Hy vọng bài viết này đem lại cho các bạn thêm phần thông hiểu về Đức Di Lặc Bồ Tát.